Kinh nghiệm du lịch nhân dịp lễ
Có 9 kinh nghiệm để bạn có được một chuyến du lịch trong các dịp lễ mà tránh được tình trạng điểm du lịch, các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí… đều quá tải, xe cộ cũng đông đúc khan hiếm.
1. Nên chọn địa điểm du lịch không thông thường cho các chuyến đi nhân dịp lễ. Ví dụ không nên đi Sa Pa nếu chưa đặt được dịch vụ cần thiết vì toa tàu, buồng phòng khách sạn đều có hạn. Bạn cũng sẽ phải đi chợ miền núi với toàn người miền xuôi, sự thú vị khi khám phá văn hoá vùng cao giảm đi nhiều.
2. Chọn đến các vùng biển khi mà thời tiết không còn hấp dẫn du khách đi biển, hoặc có thể ra các hòn đảo nguyên sơ, hoặc tới các địa danh chưa được nhiều người biết đến. Cũng có thể đến một vùng nông thôn, trung du nơi bạn có thể nghỉ ngơi trong một chái nhà sàn, thưởng thức các món ăn địa phương, tham dự các sinh hoạt đời thường của dân cư.
3. Chọn các địa danh du lịch nước ngoài với những chương trình khuyến mãi của các hãng hàng không hay của các công ty du lịch. Vào dịp nghỉ lễ, các chuyến bay tới các địa điểm du lịch nổi tiếng ở các nước trong khu vực thường tăng thêm chuyến, có nhiều mức giá vé để bạn lựa chọn, đồng thời các công ty du lịch cũng chuẩn bị giữ sẵn phòng tại các khách sạn đạt tiêu chuẩn nên bạn không lo lắng về việc có phòng ở và có vé máy bay hay không.
Tuy vậy vì có giá khuyến mãi và chọn du lịch trong dịp nghỉ lễ, bạn sẽ phải chấp nhận mức chất lượng dịch vụ không được ổn định và chu đáo như thông thường.
Chọn địa điểm du lịch và thời gian cho hành trình trong dịp nghỉ lễ trước kỳ nghỉ ít nhất 2 tháng; sau đó lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch phù hợp với yêu cầu, khả năng chi tiêu của bạn và tiến hành sắp xếp cho chuyến đi. Mọi việc sắp xếp cho chuyến đi phải hoàn thành trước ngày khởi hành ít nhất là 1 tháng.
4. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng sinh hoạt, quần áo, thực phẩm, thuốc men cho số ngày dự kiến cho hành trình vào dịp nghỉ lễ nếu bạn không muốn phải mua với giá trên trời tại các điểm du lịch.
5. Đừng mang đồ đạc lỉnh kỉnh trong quá trình di chuyển để tránh thất lạc hoặc việc bỏ quên. Hành lý gọn gàng với trọng lượng phù hợp sức mang vác của bạn, sử dụng các loại túi và vali phù hợp với đồ đạc mà bạn mang theo.
6. Chỉ nên mang theo số tiền mặt vừa đủ chi tiêu trong hành trình du lịch, nếu có thể dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ ATM là tốt nhất. Không nên mang quá nhiều tiền mặt theo người và tránh để tiền, các loại giấy tờ quan trọng, đồ trang sức trong hành lý không kèm theo người.
7. Trước khi khởi hành nên liên lạc lại với các đơn vị cung cấp dịch vụ cho chuyến đi của bạn để chắc chắn về loại dịch vụ bạn đã đặt; yêu cầu họ cung cấp thông tin chi tiết về loại dịch vụ đã đặt và có xác nhận cụ thể.
8. Cố gắng thay đổi lịch trình tham quan khác với các đoàn du lịch thông thường khác để tránh việc chen chúc hoặc sự ồn ào quá mức không thể nghe được tiếng thuyết minh của người hướng dẫn. Ví dụ bạn có thể thức dậy sớm hơn để xuất phát trước, hoặc đi lệch tuyến thay vì đến điểm A trước như thông lệ thì chúng ta tới điểm B trước rồi mới đến điểm A.
9. Không nên “check in” khách sạn quá sớm khi số phòng dành cho đoàn chúng ta chưa sẵn sàng. Nếu thời gian tàu hoả hoặc chuyến bay tới quá sớm, chúng ta nên sắp xếp gửi hành lý tại khách sạn, sau đó đi tham quan trước rồi mới về nhận phòng. Bạn cũng nên “check out” đúng giờ để tạo thuận lợi cho đoàn khách đến sau.
Các công ty du lịch tại Thanh Hóa, Công ty du lịch tổ chức tour nước ngoài tại Thanh Hóa, Công ty du lịch uy tín tại Thanh Hóa, Công ty du lịch chất lượng tại Thanh Hóa, Công ty du lịch tổ chức tour quốc tế tại Thanh Hóa